Răng sứ thẩm mỹ có thể giúp gì cho bạn?

Răng sứ thẩm mỹ là giải pháp tối ưu để mang lại một nụ cười khỏe, đẹp như ý muốn, mà quan trọng hơn hết là vẫn đảm bảo giữ răng thật và cơ chế ăn nhai của bạn khi sử dụng phương án điều trị này như một liệu pháp thẩm mỹ.

Trên thực tế, tại Việt Nam, tỉ lệ người mắc các bệnh về răng miệng hay tình trạng răng bị lệch lạc là không hề nhỏ. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc cho răng thật , cũng như nếu không có phương án thay thế, tình trạng này còn dẫn đến các bệnh lý khác như ung thư vòm miệng, nha chu, mất răng …. Tuy nhiên con số tìm đến Nha khoa để điều trị lại rất thấp, cho thấy mức độ quan tâm đến sức khỏe răng miệng của chúng ta rất đáng lo ngại.
Có rất nhiều trường hợp bạn có thể sử dụng phương pháp làm răng sứ thẩm mỹ, trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những  trường hợp cụ thể để bạn có thể tự mình chẩn đoán và lựa chọn phương án điều trị hiệu quả:

Trường hợp 1: Răng sứ thẩm mỹ thay thế hoặc khắc phục răng sứ kim loại cũ

khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-20

Trường hợp 2: Răng sứ thẩm mỹ thay thế răng bị mẻ vỡ lớn

khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-19

Trường hợp 3: Răng sứ thẩm mỹ thay thế răng thật bị sâu lỗ lớn, khắc phục các vết trám cũ không còn thẩm mỹ 

khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-21khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-3-e1478619487603

Trường hợp 4: Răng sứ thẩm mỹ thay thế tình trạng mất răng mà Implant không phù hợp

khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-22khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-11

 

Trường hợp 5: Răng sứ thẩm mỹ thay thế tình trạng răng bị lệch lạc mà chỉnh nha không phù hợp hoặc khách hàng muốn tiết kiệm thời gian và chi phí.

(Trường hợp dưới đây, răng bị thưa mà phương pháp chỉnh nha sẽ không là lựa chọn tối ưu)

khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-1819-khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-8-e1478622568108

Trường hợp 6: Răng sứ thẩm mỹ thay thế răng bị nhiễm Tetracyline hoặc bị sậm màu mà phương pháp tẩy trắng răng không hiệu quả.​

khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-29 khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-30 khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-31

Trường hợp 7: Răng sứ thẩm mỹ phù hợp với những ai chưa hài lòng với form răng hiện tại (khách hàng thường muốn form răng lớn, độ dài vừa phải)

khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-32

Trường hợp 8: Răng sứ thẩm mỹ phù hợp với những ai có công việc đòi hỏi giao tiếp nhiều nên muốn răng đều, đẹp hơn.

(Trường hợp dưới đây răng sứ đang sử dụng mặt dán nhựa composite, nhưng theo thời gian không còn thẩm mỹ)

khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-1-e1478619316334-33 khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-6-e1478619539908-34

Trường hợp 9: Răng chết tủy, cần phục hình bằng mão sứ Emax Thụy Sỹ

khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-35

Trường hợp 10: Răng sứ thẩm mỹ khắc phục các răng implant nhưng bọc răng sứ kim loại cũ, gây đen nướu, mất thẩm mỹ

khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-36 khac-phuc-rang-su-nha-khoa-apona-37

Trường hợp 10: Răng sứ thẩm mỹ phù hợp với những ai muốn trồng thêm răng khểnh mà với chi phí vừa phải (Đối với trường hợp này, Nha khoa Apona không khuyến khích bạn bởi hoạt động này có thể tác độn đến men răng thật).
Và một số trường hợp đặc biệt khác …

Trường hợp 11: Răng sứ thẩm mỹ phù hợp với những ai muốn khắc phục răng khểnh không như ý muốn.

 

Lời tri ân dành cho khách hàng

Để tri ân niềm tin của khách hàng dành cho Nha khoa Apona, chúng tôi gửi đến quý khách gói Răng sứ thẩm mỹ gói chăm sóc toàn bộ nụ cười với giá 55.000.000 đồng (Giá cũ: 81.000.000 đồng).

finalbanner55tr

Gói chăm góc này bao gồm các dịch vụ khám ban đầu, tư vấn điều trị, bọc răng sứ trọn nụ cười (18 răng) và bảo hành răng sứ 10 năm. Với công nghệ và vật liệu hàng đầu, nhập khẩu trực tiếp từ Đức và Thụy Sĩ, đội ngũ bác sĩ và kĩ thuật viên giỏi, giàu kinh nghiệm cùng Labo chế tác răng sứ tại chỗ. Chúng tôi tin tưởng đem đến cho khách hàng những giá trị tốt đẹp nhất với chất lượng tốt nhất.

Minh Khánh Linh

Trám răng có đau hay không?

Trám răng là một giải pháp nha khoa đơn giản và phổ biến mà nhiều người chọn khi gặp các vấn đề về răng miệng như sâu răng, sứt, mẻ răng,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn sợ trám răng sẽ gây ra những đau đớn, tác dụng phụ hay biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc về trám răng, giúp bạn có cái nhìn khách quan về giải pháp điều trị nha khoa này.

Xem thêm: Trám răng là gì?

Nụ cười đẹp giúp bạn thêm tự tin Bạn nên tham khảo thông tin trước khi trám răng

1. Trám răng có đau không?

Bạn có thể hiểu, trám răng là một giải pháp nha khoa không xâm lấn đến răng thật mà sử dụng vật liệu trám răng để bù đắp vào các phần bị khuyết của răng, giúp răng lấy lại được hình dáng và chức năng như ban đầu.

Để trám răng, nha sĩ sẽ đắp miếng trám lên răng, tạo hình, và chiếu đèn laser hoặc halogen để làm đông vết trám. Bạn có thể cảm giác hơi ê lúc trám răng, nhưng cảm giác đó sẽ qua nhanh sau quá trình nạo vết sâu răng. Nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng nếu kỹ thuật của bác sĩ không tốt sẽ gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn, dẫn đến đau nhức, viêm lợi,…

Xem thêm: Quá trình trám răng

Xem thêm: Trám răng nên hay khôngQuy trình trám răng ​                                                                             Quy trình trám răng

– Nạo vết sâu răng không đúng kỹ thuật

Đây là kỹ thuật cơ bản khi trám răng sâu, bởi trước khi trám các vết sâu cần phải nạo sạch. Đây là một thao tác không thể bỏ qua để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây sâu răng quay trở lại. Tuy nhiên, một số nha sĩ với tay nghề không tốt có thể nạo quá sâu vào mô răng lành dẫn đến sự đau nhức kéo dài.

– Việc nạo vết sâu xâm lấn đến tủy

Đây là một trường hợp khác của việc nạo vết sâu răng như chưa hết hoàn toàn, khiến cho vi khuẩn vẫn tồn tại và đi sâu vào tủy răng gây đau nhức cho người bệnh. Nghiệm trọng hơn còn có thể gây ra hoại tử tủy.

– Vật liệu trám bị co rút

Trường hợp này xảy ra khi vật liệu trám trên răng, nhất là răng hàm, bị co lại do các nguyên nhân tác động như do vật liệu, do bệnh nhân sử dụng các thức ăn quá lạnh hay nóng ngay sau khi trám. Lúc này miếng trám răng co lại khiến cho mặt liên kết giữa miếng trám và mô răng có khoảng hở, khi ăn nhai, lực nhai sẽ tác động lên các ống ngà, dẫn truyền tín hiệu đến tủy, khiến người bệnh cảm thấy ê buốt, đau nhức.

Xem thêm: Các phương pháp trám răng

Xem thêm: Trám răng để ngừa sâu răng

Đau răng có thể xảy ra nếu nha sĩ không làm đúng kỹ thuật Đau răng có thể xảy ra nếu nha sĩ không làm đúng kỹ thuật

2. Phải làm thế nào nếu cảm thấy đau sau khi trám răng?

Bạn nên liên hệ và đến ngay nha khoa để được tư vấn hoặc điều trị lại từ đầu. Các vết trám có thể được tháo ra và trám lại. Quá trình này có thể bắt đầu sau khi bệnh nhận đã được nạo sạch vết sâu răng, điều trị răng sâu hoặc điều trị tủy.

Tuy có mất thời gian và công sức nhưng bạn không nên bỏ qua bước này, bởi với chiếc răng đau nhức sau khi trám, nếu để lâu sẽ gây nhiều biến chứng và tốn kém hơn rất nhiều để chữa trị.

 

Có thể kết luận rằng, việc trám răng có đau hay không phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật của nha sỹ. Bởi vậy lựa chọn một nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ lành nghề, hiểu biết sẽ rất quan trọng. Lựa chọn những nha khoa hiện đại, với trang thiết bị, vât liệu, kỹ thuật tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc hơn rất nhiều trong tương lai.

Trám răng – Nên hay không?

Sâu răng là một vấn đề răng miệng phổ biến, nó không chỉ làm người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống, mà còn gây đau đớn và dẫn đến nhiều hệ quả sau này như nhiễm trùng răng, răng yếu dẫn đến mất răng. Để ngăn chặn nguy cơ sâu răng thì trên hết, bạn phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phòng ngừa sâu răng. Nếu sâu răng được phát hiện và điều trị sớm, bạn sẽ không phải tốn kém hay chịu nhiều đau đơn trong tương lai.

Sâu răng gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống Sâu răng gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống

Bởi vậy, trám răng là một giải pháp khá cấp thiết và hiệu quả cho những người muốn ngăn chặn nguy cơ sâu răng.

Xem thêm: Hiểu rõ về trám răng 

 

Tuy nhiên có phải cứ trám răng là hết sâu răng?

Việc chăm sóc răng miệng định kì hay quan tâm đến vệ sinh răng miệng chưa phải là thói quen của nhiều người. Nhiều trường hợp vẫn đang chăm sóc răng miệng theo kiểu “đến đâu hay đến đó” khiến cho răng miệng trục trặc, không chịu nổi đau đớn hay ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống mới tìm đến nha sĩ. Cũng nhiều trường hợp không phát hiện tình trạng răng miệng của bản thân cho đến khi tình cờ phát hiện trong quá trình tẩy trắng hay cạo vôi răng. Lúc này, tình trạng của răng có thể đã sâu nặng, thậm chí đã bị tổn thương đến tủy, buộc phải chữa tủy hoặc nhổ đi.

Cũng nên hiểu rõ rằng, trám răng không phải là cách để chấm dứt tình trạng sâu răng bởi lớp trám không thể thay thế lớp men răng, chúng có thể bị ảnh hưởng nếu bạn ăn thức ăn quá cứng, không vệ sinh răng miệng đều đặn hoặc sử dụng các loại chất kích thích như cà phê, thuốc lá.

Vết trám răng trông hoàn toàn tự nhiên Tùy theo tình trạng sâu mà sẽ có cách chữa trị phù hợp

Lớp trám răng đóng vai trò như một lớp bảo vệ bọc trên răng, giúp răng khôi phục lại hình dáng và chức năng như ban đầu. Tuy nhiên nếu trám nhiều lần trên một chỗ, khiến các lỗ sâu lớn hơn, răng yếu dần, hoặc răng bị bể to không thể trám được thì phải nhổ đi, làm răng giả rất tốn kém và mất nhiều thời gian hơn.

Bởi vậy sâu răng chỉ được ngăn chặn nếu bạn kết hợp các biện pháp phòng ngừa và việc chăm sóc răng miệng đúng cách, nhất là đối với trẻ em, nguy cơ sâu răng sẽ giảm và ít tái phát hơn.

Xem thêm: Trám răng thực hiện như thế nào

 

Phải làm gì nếu tôi đã bị sâu răng?

Nếu bạn đã bị sâu răng, tùy trường hợp nặng hay nhẹ mà cách trám răng áp dụng cũng khác nhau. Đối với trường hợp sâu nhẹ, chỉ cần loại bỏ sâu răng sau đó trám một lớp lên vết sâu răng. Đối với trường hợp nặng hơn, có thể sẽ phải chữa tủy hoặc điều trị các vấn đề khác trước khi trám răng.

Các vết trám được tại hình khéo léo trông như răng thật Các vết trám lớn

 

Phải làm gì nếu tôi muốn ngừa sâu răng?

Đối với các răng chưa bị sâu thì trám răng phòng ngừa là một giải pháp mà bạn có thể xem xét. Trám răng phòng ngừa quá quá trình phủ một lớp vật liệu bảo vệ răng có màu giống men răng lên trên bề măt răng nhằm ngăn chặn sự cư trú của vi khuẩn gây sâu răng, giúp vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn và ngăn chặn mảng bám trên răng.

Xem thêm: Những điều cần biết về trám răng

Có một số vùng trong khoang miệng như tại các kẽ răng, khu vực răng khôn bàn chải đánh răng khó với tới được nên thức ăn thường bám dính. Chúng “cư ngụ” ở các hố rãnh và bề mặt răng trong thời gian dài sẽ gây phá hủy men răng, dẫn đến lỗ sâu răng được hình thành và lớn dần lên.

Trám răng phòng ngừa nên được thực hiện sớm Trám răng phòng ngừa nên được thực hiện sớm

 

Thế nên, theo lời khuyên của nha sĩ thì các đối tượng nên trám răng phòng ngừa bao gồm:

– Trẻ em nên được trám phòng ngừa ngay khi răng mới mọc, cho cả răng sữa và răng vĩnh viễn.

– Thiếu niên và người trưởng thành có cơ địa dễ bị sâu răng như răng hàm có rãnh, hố sâu và hẹp khó lấy thức ăn với bàn chải. Người có men răng yếu, mỏng, người mắc bệnh khô nước bọt…

Sau khi trám răng lần đầu tiên, nên đến nha sĩ kiểm tra răng sau đó đều đặn mỗi 6 tháng để kiểm tra “tuổi thọ” của thuốc trám. Trong quá trình trám nếu răng bị dính nước bọt, đặt biệt là các trẻ không chịu hợp tác để bác sĩ trám răng hoặc không giữ gìn răng đúng cách sau đó cũng hạn chế tác dụng của chất trám, răng vẫn có thể bị sâu.

Để có hàm răng khỏe mạnh bạn nên hạn chế ăn nhiều chất bột đường sẽ gây phá hủy men răng, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi rau củ…

Khi đánh răng nên ép mặt bàn chải vào mặt răng với lực vừa đủ chải lên xuống, giúp làm sạch các kẽ răng. Không hút thuốc lá, uống nhiều cà-phê gây ố răng và giảm tuổi thọ miếng trám.

Những điều cần biết về trám răng

Có thể bạn chưa biết nhưng lúc mới sinh ra khoang miệng mỗi đứa trẻ không chứa vi khuẩn gây sâu răng. Loại vi khuẩn này xâm nhập vào miệng thông qua ngoại cảnh như lúc người mẹ mớm cơm, hay do đứa trẻ ngậm những vật không vệ sinh. Đến lúc lớn hơn, những vi khuẩn này xâm nhập vào miệng thông qua đường ăn uống.

Vi khuẩn ăn mòn tạo các lỗ sâu trên răng Vi khuẩn ăn mòn tạo các lỗ sâu trên răng

Vi khuẩn trú ngụ trên răng, khi cơ thể tiếp nhận các chất ngọt, chúng sẽ sử dụng nó như một loại thức ăn. Và sau khi ăn, chúng sản sinh ra một loại axit mạnh mẽ gây ăn mòn răng. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, lâu dần các lỗ sâu răng sẽ xuất hiện, khiến chúng ta gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống như đau nhức răng khi ăn các thức ăn nóng, lạnh, hôi miệng, và các bệnh về răng sau này.

Xem thêm: Nguyên nhân gây sâu răng

 

Khác với các bộ phận khác trong cơ thể, răng không có khả năng tự chữa lành, các lỗ sâu răng nếu không được chữa trị sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào răng, gây đau đớn và răng cũng mất dần độ chắc khỏe của nó.

Từ nhiều năm trước, khi Nha khoa chưa phát triển, người ta thường phải nhổ đi các răng sâu để tránh đau đớn. Tuy nhiên, ngày nay công nghệ phát triển đã cho phép con người tiếp cận với kỹ thuật trám răng. Một giải pháp nha khoa mà bác sĩ sẽ loại bỏ các vi khuẩn trên răng và bít lỗ sâu răng bằng một loại vật liệu công nghiệp, để răng khôi phục lại chức năng thẩm mỹ và chức năng nhai như bình thường.

Trám răng giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng Trám răng giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng

Không dừng lại ở đó, công nghệ trám răng còn cho phép các trường hợp bệnh nhân gặp vấn đề về răng thưa, răng mẻ, sứt, đen chân răng, hay muốn phòng ngừa bệnh sâu răng có thể được chữa trị một cách hiệu quả với giá cả phải chăng.

Xem thêm: Khắc phục răng thưa bằng trám răng

Xem thêm: Ngừa sâu răng bằng trám răng

Các trường hợp răng thưa cũng có thể áp dụng phương pháp này Các trường hợp răng thưa cũng có thể áp dụng phương pháp này

Và câu hỏi đặt ra lúc này là bạn nên lựa chọn cách trám răng nào? Bởi dựa theo tình trạng, mục đích của mỗi người mà cách trám răng, vật liệu sử dụng sẽ khác nhau.

Xem thêm: Các phương pháp trám răng

 

Hiện nay, vật liệu trám răng phổ biến với 2 loại: vật liệu truyền thống và vật liệu thẩm mỹ.

1. Trám răng với vật liệu truyền thống: kim loại và amalgam

Cả hai loại vật liệu này đều cứng chắc, khả năng chịu lực cao, nhưng màu răng lại không thẩm mỹ. Bởi vậy, nguyên liệu này chủ yếu sử dụng để trám các răng hàm, nơi cần lực nhai tốt và không dễ nhìn thấy.

Tuy nhiên đây là loại vật liệu có chi phí hợp lí, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Trám răng bằng kim loại quý Trám răng bằng kim loại quý

Vì không có màu sắc giống răng thật nên Amalgam chủ yếu sử dụng cho răng hàm Vì không có màu sắc giống răng thật nên Amalgam chủ yếu sử dụng cho răng hàm

2. Trám răng với vật liệu thẩm mỹ:

Vật liệu được đánh giá là thẩm mỹ nhất hiện nay là Composite (nhựa nha khoa tổng hợp). Đây là nguyên liệu mới chỉ được đưa vào sử dụng trong những năm gần đây.

Compostie có màu sắc rất giống với màu răng tự nhiên nên thích hợp để trám cho các răng cửa, bạn sẽ không nhận ra sự khác biệt khi dùng loại vật liệu này để trám răng. Ngoài ra, khả năng chịu lực và độ bền màu của loại vật liệu này cũng rất tốt, bạn có thể yên tâm ăn uống mà không lo răng bị hư hại hay bị nhiễm màu thực phẩm.

Tuy nhiên, nếu so sánh độ bền của hai loại vật liệu này thì vật liệu truyền thống có độ bền cao hơn.

Trám răng thẩm mỹ bằng composite Trám răng thẩm mỹ bằng composite 

Và không chỉ người lớn quan tâm đến việc ngừa và chữa sâu răng, mà trẻ em cũng đang được phụ huynh quan tâm nhiều đến vấn đề này. Nhiều trẻ em đã được phụ huynh cho đến khám định kì tại các nha khoa từ rất sớm để được khám và ngăn chặn tình trạng sâu răng. Một phương pháp được sử dụng nhiều hiện nay là trám răng để ngừa sâu răng. Một mặt giúp việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn, mặt khác hạn chế tình trạng mảng bám trên răng gây sâu răng.

 

Khắc phục tình trạng răng thưa bằng trám răng

Một dạng sai lệch hàm răng khá phổ biến hiện nay đó là răng thưa. Có ba cách để khắc phục tình trạng răng thưa hiện nay là: niềng răng, bọc răng sứ và trám răng. Nếu tình trạng răng thưa không quá phức tạp thì phương pháp được ưa chuộng nhất là trám răng thẩm mỹ bởi những ưu điểm như: tiết kiệm chi phí, bền đẹp, chắc chắn, đơn giản, không gây đau đớn hay khó chịu.

Răng thưa là trường hợp khá phổ biến và có thể khắc phục nhờ trám răng Răng thưa là trường hợp khá phổ biến và có thể khắc phục nhờ trám răng

Vậy răng thưa là gì và trám răng thẩm mỹ được áp dụng như thế nào?

1. Răng thưa là gì?

Răng thưa là tình trạng giữa hai răng có khe hở lớn hơn khe hở răng bình thường, khiến yếu tố thẩm mỹ và chức năng nhai bị ảnh hưởng. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do bẩm sinh hoặc do răng dịch chuyển sau khi bị mất răng. Ngoài ra, các thói quen xấu hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thưa răng.

Trám răng thẩm mỹ ngày càng được nhiều người tin chọn Trám răng thẩm mỹ ngày càng được nhiều người tin chọn

 

2. Trám răng thẩm mỹ là gì?

Trám răng là hình thức bổ sung men răng nhân tạo để phục hồi mô răng, tăng tính thẩm mỹ của răng, giúp răng hoàn thiện về chức năng nhai và chức năng thẩm mỹ.

Trám răng thưa thẩm mỹ nghĩa là dùng các vật kiệu trám răng nhân tạo có màu sắc, độ bền như răng thật, được bác sĩ đắp lên răng một cách tỉ mỉ để che đi các khoảng thưa, tăng chiều ngang cho răng.

Vật liệu trám răng bám được trên răng là nhờ phản ứng quang trùng hợp hoặc ánh sáng laser chiếu vào răng sau khi được đắp miếng trám.

tram-rang-nha-khoa-apona-16

3. Những ưu điểm của giải pháp trám răng thưa thẩm mỹ

Bệnh nhận có thể chọn niềng răng hay bọc răng sứ thẩm mỹ để khắc phục tình trạng răng thưa cho mình. Tuy nhiên phương pháp trám răng cũng có khá nhiều các ưu điểm nổi bật mà bạn có thể xét đến.

– Tính thẩm mỹ tuyệt đối:

Nhờ công nghệ và kĩ thuật ngày càng cao mà bác sĩ hoàn toàn có thể đem đến cho bạn một chiếc răng với màu sắc, hình dáng, chức năng như răng thật  thông qua việc sử dụng các vật liệu trám có tính chất, màu sắc tương đồng màu răng.

Các trường hợp răng thưa điều trị thành công bằng trám răng thẩm mỹ Các trường hợp răng thưa điều trị thành công bằng trám răng thẩm mỹ

 

– Tiết kiệm thời gian:

Nếu răng bạn không gặp quá nhiều vấn đề, bạn chỉ mất từ 10 – 15 phút cho việc trám răng một răng. Trám răng thẩm mỹ cũng hiệu quả ngày cả khi bạn bị thưa răng toàn hàm, mà kết quả không thua kém các phương pháp khác.

– Không gây đau đớn:

Không phải đeo niềng hay mài men răng, ngà răng, vật liệu trám được đưa trực tiếp lên thân răng, khiến cho việc trám răng của bạn sẽ nhẹ nhàng, không đau nhức, ê buốt hay khó chịu.

– Không ảnh hưởng đến sinh hoạt:

Không ảnh hưởng đến việc ăn uống, vệ sinh răng miệng, sinh hoạt, lớp trám khô trong vài giờ giúp bạn có thể sinh hoạt như bình thường, chỉ cần kiêng một số loại thức ăn nhạy cảm trong vài ngày.

 

Trám răng mang lại tính thẩm mỹ rất caoTrám răng có thể hoàn thành chỉ trong một thời gian ngắn nhưng hiệu quả cao

 

3. Tính lâu bền của phương pháp này

Điều mà các bệnh nhân luôn khúc mắc về phương pháp trám răng thẩm mỹ là khả năng bền lâu của các lớp trám trên răng. Bởi trám răng khác niềng răng hay bọc răng sứ, các lớp trám chỉ được dán lên trên răng, sau một thời gian lớp trám sẽ bung ra do lực tác động .

Đây là điều xảy ra không ai mong muốn, tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì hiện nay các Nha khoa lớn, uy tín, với công nghệ hàng đầu đã áp dụng công nghệ trám răng bằng tia laser, giúp cho lớp trám bám chặt, bền vững dù bị tác động bởi thời gian, hay lực nhai lớn.

Tìm hiểu về trám răng thẩm mỹ

Trám răng thẩm mỹ đang được nhắc đến như là một phương pháp điều trị nha khoa phổ biến, đơn giản và hiệu quả cho những người đang gặp vấn đề về răng miệng như răng sứt, mẻ, răng sâu,… Tuy nhiên, các thông tin khác nhau trên mạng đôi khi lại gây lúng túng cho những người muốn tiếp cận phương pháp này. Bài viết này sẽ tổng hợp về phương pháp trám răng thẩm mỹ một cách khái quát và chính xác để bạn có thể tham khảo và xác định được giải pháp nha khoa mình cần.

Trám răng là giải pháp nha khoa hiệu quả để lấy lại sự tự tin cho bạnTrám răng là giải pháp nha khoa hiệu quả để lấy lại sự tự tin cho bạn

 

Thế nào là trám răng thẩm mỹ?

Trám răng là phương pháp được sử dụng để giúp lấy lại các chức năng và hình dáng của răng thông qua chất liệu trám nhân tạo. Nhờ sự phát triền trong ngành nha khoa mà các nguyên liệu trám ngày càng đa dạng, với chất liệu và màu sắc như răng thật nên phương pháp này được gọi là trám răng thẩm mỹ.

Vì trám răng thẩm mỹ mang lại kết quả thẩm mỹ rất cao và không quá phức tạp nên ngày càng nhiều người tiếp cận và sử dụng phương pháp này.

Vết trám răng trông hoàn toàn tự nhiên

                            Vết trám răng trông hoàn toàn tự nhiên

 

Đối tượng của trám răng thẩm mỹ

Các trường hợp nên sử dụng phương pháp trám răng để khắc phục các nhược điểm của răng.

– Thân răng bị sứt mẻ, vỡ do tai nạn, va chạm

– Viêm tủy khiến răng bị hư tổn

– Sâu răng và phòng ngừa sâu răng

– Răng bị thưa mức độ nhỏ

– Chân răng bị đen

– Mòn cổ chân răng

Tùy mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị, cách trám răng hay vật liệu trám phù hợp với tình trạng răng của bạn.

 

Có những phương pháp trám răng nào?

Có hai loại trám răng là trám răng điều trị và trám răng phòng ngừa.

– Trám răng điều trị: là phương pháp trám răng để khắc phục một số tình trạng của răng như răng sứt, mẻ, mòn thân răng, đen chân răng, các vấn đề về sâu răng,… Bác sĩ sẽ quyết định có trám hay không dựa theo mức độ vững chắc còn lại của răng.​Trám răng rất hữu ích với những người đang bị sâu răng                                                  Trám răng rất hữu ích với những người đang bị sâu răng

 

– Trám răng phòng ngừa: răng bạn không xuất hiện nhiều vấn đề tuy nhiên bạn muốn bảo vệ răng khỏi nguy cơ sâu răng. Lúc này bác sĩ sẽ phủ một lớp vật liệu mỏng lên răng có tác dụng bảo vệ khỏi sự xâm lấn của vi khuẩn, phá hủy men răng gây sâu răng.

Trám răng giúp giảm hẳn nguy cơ sâu răngTrám răng giúp giảm hẳn nguy cơ sâu răng

 

Có những kỹ thuật trám răng nào?

Có hai kỹ thuật trám răng cơ bản mà bác sĩ thường áp dụng: trám răng trực tiếp và trám răng gián tiếp.

– Trám răng trực tiếp: Sau khi xác định tình trạng của răng, bác sĩ sẽ tiến hành chồng các lớp trám trực tiếp lên răng bệnh nhân.​

Trám răng trực tiếp                                                                            Trám răng trực tiếp

 

– Trám răng gián tiếp: cách này sử dụng cho các trường hợp răng bị sứt mẻ cần vết trám với hình dạng chính xác như răng thật (chủ yếu sử dụng cho răng trước), lúc này bác sĩ sẽ lấy dấu răng bệnh nhân và đúc sẵn miếng trám ở ngoài rồi mới gắn vào răng. Kỹ thuật này còn được gọi là inlay hay onlay.

Trám răng gián tiếp (Inlay/ Onlay)Trám răng gián tiếp (Inlay/ Onlay)

 

Có những loại vật liệu trám răng nào?

– Vật liệu trám Amalgam:

Đây là loại vật liệu đã được sử dụng hơn 100 năm nay, chất liệu truyền thống tạo nên từ các kim loại như thủy ngân, đồng, bạc,… Amalgam trám trên răng có màu bạc.

Tuy có màu sắc không giống với răng thật, chỉ để trám cái răng mặt hàm, tuy nhiên độ bền và độ cứng của kim loại giúp răng thực hiện chức năng ăn, nhai khá tốt. Tuy nhiên vì yếu tố thẩm mỹ mà vật liệu Amalgam hiện không còn được ưa chuộng nhiều trên thị trường.

Vì không có màu sắc giống răng thật nên Amalgam chủ yếu sử dụng cho răng hàm Vì không có màu sắc giống răng thật nên Amalgam chủ yếu sử dụng cho răng hàm

 

– Chất liệu kim loại quý

Các chất liệu thường được sử dụng là vàng, bạc, đồng. Những vật liệu này có độ cứng cao tuy nhiên màu sắc khá khác biệt với răng nên thường sử dụng cho răng hàm.​
Kim loại quý cũng chủ yếu sử dụng để trám răng hàm                                 Kim loại quý cũng chủ yếu sử dụng để trám răng hàm

 

– Vật liệu Composite

Đây là loại vật liệu có tình dẻo, có độ dính cao để dính phần trám và răng thật tốt hơn, tuy nhiên loại vật liệu này chỉ hợp để trám các răng mặt trước, đối với răng hàm, độ cứng, độ chịu lực không bằng chất liệu Amalgam.

tram-rang-nha-khoa-apona-2                            Trám răng bằng composite

– Vật liệu sứ:

Độ cứng của vật liệu sứ rất phù hợp với các miếng trám lớn, trám răng sâu, răng viêm tủy. Tuy nhiên, sứ lại không thích hợp với trám răng cửa.​

Các vết trám được tại hình khéo léo trông như răng thật                            Các vết trám lớn sử dụng nguyên liệu sứ

 

Quy trình trám răng thẩm mỹ

Bước 1: Đầu tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát tình trạng răng của bệnh nhân, tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim 2D, 3D hay các xét nghiệm cần thiết để lựa chọn cách trám phù hợp

– Bước 2: Một loại dung dịch axit nồng độ thấp sẽ được bôi lên chỗ răng cần phục hồi

– Bước 3: Phủ lớp keo tạo độ dính

– Bước 4: Các lớp trám sẽ được thực hiện từng lớp mỏng, tùy theo độ nông sâu của khoảng cần trám; chỉnh sửa miếng trám theo hình dạng của răng

– Bước 5: Chiếu đèn quang trùng hợp để vết trám và răng trở nên đồng nhất

– Bước 6: Làm nhẵn và đánh bóng bề mặt để giữ độ bền

– Bước 7: Khám và theo dõi kết quả.​
                                                                                  tram-rang-nha-khoa-apona-16                       Các bước trám răng

Cách chăm sóc răng sau khi trám

Trải qua thời gian, các vết trám dần lệch màu với răng là điều không tránh khỏi, bởi vậy việc bảo vệ răng miệng là điều rất cần thiết.

Bạn lưu ý, sau khi vừa trám răng, nên hạn chế ăn uống trong vài giờ đầu để bảo vệ miếng trám, và trong thời gian đầu không nên ăn những loại thức ăn cứng quá hay dẻo quá cũng khiến miếng trám dễ mất hình dạng ban đầu.

 

Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng cũng rất cần thiết, kết hợp đánh răng, chỉ nha khoa, nước súc miệng, và đừng quên, khám răng định kỳ mỗi sáu tháng để răng miệng luôn khỏe mạnh​.

Răng sứ kim loại thường

 

Bạn đang phân vân: Răng sứ kim loại là gì ? Ưu điểm và nhược điểm của răng sứ kim loại, giá răng sứ thẩm mỹ kim loại bao nhiêu? đó là những thắc mắc thường gặp mà không chỉ của riêng bạn.

Răng sứ kim loại là gì ?

Răng sứ kim loại là loại răng sứ bên trong là một lớp sườn kim loại, lớp kim loại này được cấu tạo từ hợp kim Coban Crome Niken

so-sanh-rang-su-kim-loai-thuong-va-rang-su-titan

Phục hình răng sứ kim loại

 

Răng sứ kim loại thường: là loại răng sứ có lớp sườn bên trong bằng kim loại hợp kim Coban-Crom-Niken dày từ 0.3mm trở lên và bao bọc bên ngoài bởi rất nhiều lớp sứ thẩm mỹ đẹp tự nhiên được nung nhiều lần trong nhiệt độ cao tạo nên một phục hình răng hoàn hảo.

Untitled-1

Sườn kim loại và các lớp đắp sứ tạo phục hình răng 

 

Ưu điểm của răng sứ kim loại thường là chịu lực tốt, màu sắc đẹp và giá cũng phải chăng. Tuổi thọ của nó trên dưới 5 năm, có thể sẽ lâu hơn đối với răng hàm bên trong.

Khuyết điểm của răng sứ kim loại là: Độ trong và bóng của răng sứ sườn kim loại không thể nào bằng được với loại răng sứ toàn sứ.

Sau một thời gian sử dụng nơi cổ răng có thể xuất hiện một vệt đen ánh xám kim loại do bị oxy hóa bởi nó tiếp xúc với nước bọt và những thức ăn làm mất đi tính thẩm mỹ đặc biệt là với răng cửa.

download1

 

Chi phí của răng sứ kim loại cũng không cao, bởi nó là loại răng sứ đầu tiên tuy có khả năng phục hình và phục hồi chức năng tốt nhưng nó không phải là loại răng sứ thẩm mỹ tốt nhất chính vì vậy chi phí tầm 1 triệu/1 răng. Với mức chi phí này nhiều người có thể sử dụng để phục hồi những chiếc răng hàm ở bên trong.

Nên lựa chọn loại răng sứ nào?

Bạn băn khoăn không biết mình phù hợp với loại răng sứ nào? 
Chúng tôi giới thiệu tới bạn một số loại phục hình răng sứ thẩm mỹ đang được áp dụng hiện nay trên thị trường:

1. Răng sứ kim loại.
Phục hình răng sứ kim loại có khả năng chịu lực cắn khá tốt do bên trong là lớp sườn kim loại bằng hợp kim Crom – Coban hoặc Crom –Niken, được kỹ thuật viên đắp sứ tạo tác phom răng bao phủ bên ngoài trong như răng thật. Giá của làm răng sứ kim loại không cao, phù hợp với nhiều người có thu nhập trung bình , Độ bền từ 3 -5 năm.

thoi-gian-phuc-hinh-cua-cau-rang-su-kim-loai_s829

Phục hình răng sứ kim loại thường

2. Răng sứ titan.
Răng sứ titan thực chất cũng là một loại răng sứ kim loại, nhưng bên trong được phủ một lớp hợp kim tốt titanium, tính chất nhẹ hơn kim loại thường, tương thích với cơ thể người (không gây phản ứng).
Titan được sử dụng khá phổ biến trong y học vì nó không gây dị ứng và có thể kết hợp tốt với tổ chức xương của cơ thể, trong đó có răng. Răng sứ titan có tuổi thọ cao, khoảng 5 -10 năm.

titan_bridge

Phục hình răng sứ titan

3. Răng sứ kim loại quý.
Cũng giống như răng sứ kim loại nhưng phần bên trong được làm từ kim loại quý như vàng, platin, palladium và phần sứ đắp phủ bên ngoài.
Không những có độ bền cao mà làm răng sứ kim loại quý còn không bị xám ở cổ răng sau nhiều năm sử dụng, dễ tương thích với răng và nướu.
Vàng có tính sát khuẩn, nên răng sứ quý kim có tác dụng chống viêm nhiễm nhưng giá thành cao.

địa-chỉ-làm-răng-sứ-kim-loại

Phục hình răng sứ quý kim (vàng)

 

4. Răng toàn sứ.

image001_2
Những ưu điểm của phục hình răng sứ thẩm mỹ không kim loại hay còn gọi là răng toàn sứ so với răng sứ kim loại:
–      Răng có màu như răng thật, đẹp tự nhiên, đạt tính thẩm mỹ cao. 
–      Độ bền lâu hơn, hàng chục năm không phải làm lại.
–      Không đen viền nứu răng, không gây kích ứng viêm nhiễm.
–      Không kích thích mô mềm, không hôi miệng.
–      Răng toàn sứ có các loại phổ biến là Cercon, Emax hay còn gọi răng sứ Cercon, răng sứ Emax…
Tuy nhiên tùy tình hình răng miệng và kinh tế bạn có thể lựa chọn loại phục hình răng sứ thẩm mỹ phù hợp.

Trám răng phòng ngừa sâu răng – Tại sao không?

Tại các nước phát triển, việc trám răng phòng ngừa sâu răng, nhất là với trẻ em đã trở thành một phương pháp được áp dụng rất nhiều vì tính hiệu quả và đơn giản của nó. Và tại Việt nam hiện nay, trám răng cũng đang dần trở nên phổ biến đối với cả người lớn và trẻ em.

1. Nguy cơ sâu răng với từng đối tượng

– Đối với trẻ em:

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sâu răng bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Các loại kẹo, bánh ngọt, nước có gas,… ảnh hưởng rất nhiều đến lớp men răng còn yếu. Nhất là với các em độ tuổi 6-12, thường răng cối lớn số 6 và số 7 đã mọc, những răng này nằm phía trong cùng, nhiều hố rãnh, đảm nhiệm chức năng nhai quan trọng, nên việc vệ sinh không được chú ý nhiều và dễ xuất hiện mảng bám gây sâu răng.

Trẻ em có nguy cơ cao bị sâu răng nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách Trẻ em có nguy cơ cao bị sâu răng nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách

– Đối với người lớn

Khuôn hàm nhiều răng với những răng hàm nằm sâu bên trong, đôi khi không được vệ sinh kĩ khiến các mảng bám tích tụ lâu ngày gây sâu răng. Đối với người lớn, đôi khi các vấn đề về răng không được chú ý khiến sâu răng phát triển và gây nên tác hại rất lớn.

2. Quy trình trám răng ngừa sâu răng

Bạn có thể hiểu quy trình này như việc bọc một lớp bảo vệ lên trên răng bạn, nhất là răng hàm và ở các rãnh răng để bảo vệ răng, men răng trước các tác nhân gây sâu răng.

Quy trình này được bác sĩ thực hiện theo 5 bước:

 

– Bước 1: Làm sạch bề mặt, rãnh trên răng bằng chổi nha khoa chuyên dụng và bột đánh bóng

– Bước 2: Bề mặt trám được xử lí bằng dung dịch để tăng độ bám dính

– Bước 3: Vật liệu trám được quét từng lớp lên bề mặt trám

– Bước 4: Chiếu đèn chiếu đèn laser hoặc halogen giúp đông vết trám, bước này được kết hợp cùng bước 3 để tạo nên lớp trám hoàn thiện nhất

– Bước 5: Kiểm tra và chỉnh sửa hình dáng của vết trám để trông tự nhiên và không gây khó chịu cho bệnh nhân​
Các bước trám răng

Các bước trám răng

3. Tác dụng của trám răng ngừa sâu răng

Tỉ lệ sâu răng mặt nhai chiếm gần 90% các trường hợp sâu răng, bởi vậy nếu biết áp dụng phương pháp trám răng sớm sẽ mang lại rất nhiều tác dụng

– Răng sau khi được trám sẽ có bề mặt khá phẳng và trơn láng hơn, điều này làm giảm nguy cơ bám lại thức ăn

– Bảo vệ bề mặt răng được trám không bị sâu

– Tình trạng mòn men răng được hạn chế

– Việc vệ sinh răng miệng dễ dàng và hiệu quả hơn

Trám răng giúp giảm hẳn nguy cơ sâu răng Trám răng giúp giảm hẳn nguy cơ sâu răng

4. Sau khi trám răng cần lưu ý

– Không ăn uống vài tiếng sau khi trám răng

– Trong thời gian đầu nên hạn chế các loại thức ăn cứng và quá dẻo

– Nên chú ý chăm sóc răng miệng kĩ như đánh răng, dùng chỉ nha khoa, súc miệng thường xuyên

– Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kì để hạn chế các nguy cơ về răng miệng.

Chăm sóc răng miệng là bước cực kì quan trọng để giúp răng miệng luôn khỏe mạnh Chăm sóc răng miệng là bước cực kì quan trọng để giúp răng miệng luôn khỏe mạnh

Và để quy trình trám răng hiệu quả và có tác dụng lâu dài, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ lành nghề, chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại và được tư vấn kĩ trước khi thực hiện. 

Phục hình răng sứ kim loại lấy lại hàm răng như ý

Phục hình răng sứ kim loại là một dòng răng sứ cũng được rất nhiều người lựa chọn. Chúng tôi xin tư vấn chi tiết những ưu nhược điểm của bọc răng sứ kim loại trong chỉnh hình răng để khách hàng có thể cho mình một lựa chọn tốt nhất khi phục hình răng, đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai toàn diện.

Răng sứ kim loại:
Răng sứ kim loại có cấu tạo 2 phần là mão kim loại và sứ đắp phủ bên ngoài. Khi thực hiện, các kỹ thuật viên nha khoa đầu tiên sẽ đúc một lớp mão kim loại phù hợp với dấu răng đã mài cùi. Chất liệu thân răng là titanium hoặc hợp kim của Titan (titan, Ni, Cr…). Sau đó một lớp sứ đắp sẽ được bao phủ bên ngoài tạo dáng phục hình răng, hợp nhất với thân kim loại trong lò nung nhiệt độ cao và tạo hình lớp phủ sứ y hệt như răng thật.

rang-su-kim-loai-thuong-co-tot-khong-3

 

Ưu nhược điểm của răng sứ kim loại trong phục hình răng.
Răng sứ kim loại là thế hệ răng sứ xuất hiện lâu đời nhưng vẫn được ứng dụng cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ưu nhược điểm của bọc răng sứ kim loại và xác định các trường hợp nên ứng dụng dòng răng sứ này trong phục hình răng.
1. Độ bền cao.
Với phần mão bên trong được làm từ kim loại nên độ bền cứng cao, bọc răng sứ kim loại đủ khả năng thay thế cho răng thật ở mọi vị trí răng cửa hay răng hàm. Tất nhiên, nếu so độ chắc với mão răng quý kim như vàng thì răng sứ kim loại xếp sau nhưng vẫn đủ sức cung cấp thời gian sử dụng lâu dài cho người sở hữu.

Untitled-1

2. Hình dáng tự nhiên.
Khi mới xuất hiện phục hình răng sứ kim loại mang theo lợi thế lớn hơn mão răng toàn kim loại ở vẻ ngoài tự nhiên như răng thật. Chính lớp sứ phủ bên ngoài tạo cho răng sứ kim loại màu sắc y hệt như răng thật. Kỹ thuật viên nha khoa có thể tạo hình lớp sứ phủ chuẩn xác đến từng gờ rãnh.

Nhược điểm của răng sứ kim loại so với răng toàn sứ.
1. Viền đen quanh chân răng và bóng mờ đen dưới ánh sáng.
Phục hình răng sứ kim loại thường có tuổi thọ tầm 3 đến 5 năm trong môi trường miệng, do quá trình ăn nhai kim loại có thể bị oxi hóa nên gây đen viền cổ răng mất thẩm mỹ. Quy trình chăm sóc vệ sinh răng miệng không đúng cách gây ra hiện tượng tụt lợi làm lộ viền kim loại của thân răng sứ. Bên cạnh đó, khi có ánh sáng chiếu qua thân răng sẽ để lại bóng mờ màu đen từ lõi hợp kim bên trong.
Răng sứ kim loại ít được sử dụng cho răng cửa như răng toàn sứ vì tính thẩm mỹ.

2. Thẩm mỹ và độ bền tương đối
Răng sứ kim loại có cấu trúc 2 phần. Để đạt được tính thẩm mỹ và độ bền cao thì rất khó nên phải có sự thỏa hiệp. Thân kim loại màu đen nên khi phủ sứ không thể nung màu trong như ngà răng mà buộc phải giảm cho màu trắng mờ đục xuống để che đậy màu đen của thân răng. Kéo theo đó là so với răng toàn sứ được đúc một khối thì răng sứ kim loại dù độ bền cao, khả năng rủi ro bị vỡ nứt vẫn lớn hơn so với răng toàn sứ.

ỨNG DỤNG RĂNG SỨ KIM LOẠI TRONG PHỤC HÌNH RĂNG
Từ ưu nhược điểm của răng sứ kim loại mà các bác sỹ thường có lời khuyên sử dụng đối với từng trường hợp khác nhau. Lựa chọn bọc răng sứ kim loại trước hết là lựa chọn có tính kinh tế cao khi chi phí rẻ hơn so với răng quý kim cũng như răng toàn sứ rất nhiều. Thứ hai là nếu lựa chọn răng sứ kim loại thì hiện nay chỉ nên dùng ở vị trí răng hàm là nơi những nhược điểm thẩm mỹ khó khiến cho người xung quanh phát hiện.
Với mong muốn lựa chọn cho mình một phục hình răng ưng ý bạn nên điều nguyên và thăm khám tại trung tâm nha khoa có tiếng và chuyên ngành nhất.

Bạn đã hiểu đúng về trám răng?

Trám răng được xem là một trong những phương pháp điều trị về nha khoa phổ biến nhất hiện nay bởi tính hiệu quả, nhanh chóng và tiện lợi của nó. Tuy nhiên, để hiểu hết về trám răng lại là một điều khác, bởi có nhiều các thông tin bên lề mà bạn chưa tiếp cận được. Bài viết sau sẽ bổ sung và cung cấp một số thông tin hữu ích về trám răng mà bạn nên nắm.

Trám răng là một trong những cách khắc phục vấn đề sâu răng Trám răng là một trong những cách khắc phục vấn đề sâu răng

 

Liệu sâu răng có biến mất nhờ trám răng?

Lớp bảo vệ răng được tạo thành bởi lớp men và ngà răng tự nhiên, khi bị sâu răng, các lớp bảo vệ này sẽ bị phá hủy và sâu răng sẽ vào sâu dần trong răng bạn, bởi vậy chất liệu nhân tạo của lớp trám sẽ giúp ngăn cản sự tác động từ bên ngoài như thức ăn, chất ngọt, chất kích thích và tạo điều kiện cho sâu răng phát triển hơn. Lớp trám cũng giúp răng lấy lại hình dạng và chức năng ban đầu nhưng không thể giải quyết triệt để vấn đề sâu răng nếu quá nặng.

Trám răng rất hữu ích với những người đang bị sâu răng Trám răng rất hữu ích với những người đang bị sâu răng mức độ trung bình

Lớp trám răng còn bị ảnh hưởng bởi cách chăm sóc răng miệng của bạn. Nếu sâu răng đã xuất hiện mà bạn không chú ý hơn đến việc chăm sóc răng miệng, các vết sâu sẽ ăn sâu vào tủy, hoặc làm yếu chân răng, lâu dần sẽ khó điều trị bởi phương pháp trám răng. Lúc này, bạn phải chữa tủy hoặc làm răng giả để khôi phục chức năng nhai và thẩm mỹ ban đầu.

 

Bởi vậy có một số điều cần lưu ý khi điều trị trám răng:

– Nên bảo vệ răng để ngăn sâu răng không quay trở lại: không sử dụng quá nhiều trà, cà phê, nước ngọt, các loại đồ ngọt,..

– Nếu phát hiện các triệu chứng sớm của sâu răng, nên có hướng điều  trị, nếu để thời gian quá dài sẽ khiến răng bị tổn thương nhiều hơn, mất thời gian và tốn kém hơn.

– Quan tâm đến vệ sinh răng miệng đúng cách, nắm vững các quy tắc chải răng, cách sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng đã giúp bạn đáng kể trong việc ngăn chặn nguy cơ sâu răng.

 

Vậy khi nào thì cần trám răng?

Dựa vào mục đích của trám răng mà người ta phân ra thành hai loại:

– Trám răng điều trị

– Trám răng phòng ngừa

 

Trám răng điều trị là khi bạn có bất cứ vấn đề nào về khuyết răng, có thể do sâu răng hoặc răng bị sứt, mẻ. Dựa theo tình trạng mô răng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định trám hay không. Trước khi trám răng, cần xem xét mức độ khỏe mạnh của răng, vì có nhiều trường hợp răng bị sâu quá nặng cần điều trị tủy hoặc thay răng giả nhưng lại chọn trám răng khiến kết quả không kéo dài, tốn thời gian và tiền bạc.

Trám răng điều trị siêu răng

Trám răng điều trị sâu răng

Trám răng phòng ngừa là quá trình phủ một lớp mỏng vật liệu trám răng bảo vệ răng có màu giống men răng lên bề mặt các răng hàm nhằm ngăn chặn sự trú ngụ của các vi khuẩn cũng như quá trình lên men tạo a-xít gây phá hủy men răng, do đó có tác dụng phòng ngừa sâu răng rất tốt. Trám răng phòng ngừa thường thủ thuật đơn giản, nhanh chóng, giá thành cũng không quá cao.

 

Đặc điểm 3 loại răng sứ kim loại phổ biến nhất năm 2016

 

Răng sứ kim loại được chia thành 2 nhánh: sứ kim loại và sứ hợp kim. Về cơ bản, cấu tạo của dòng răng sứ này bao gồm phần khung sườn từ kim loại và phần phủ chụp sứ bên ngoài được chế tác như răng thật từ màu sắc đến hình dáng. Nếu bạn đang cân nhắc trồng răng sứ kim loại thì dưới đây là những đặc điểm của dòng răng sứ này mà bạn cần biết.

+ Phân loại 3 loại răng sứ kim loại:

rang-su-kim-loai-co-tot-khong-1

Răng sứ kim loại thông thường: Phần khung sườn làm bằng hợp kim Ni – Cr hoặc Co – Cr. Bên ngoài khung sườn kim loại là lớp phủ sứ trắng

 

địa-chỉ-làm-răng-sứ-kim-loại

Răng sứ quý kim: Phần khung sườn làm bằng kim loại quý, đặt tiền như Plantin, vàng hay pallatium. Bên ngoài khung sườn là lớp phủ sứ trắng.

 

bang-gia-lam-rang-su-titan

Răng sứ hợp kim: Đại diện tiêu biểu là răng sứ Titan. Đây thực chất cũng là răng sứ kim loại, có khung sườn là hơp kim Niken – Crom – Titan, trong đó quan trọng nhất là hợp kim Titan. Bên ngoài khung sườn là lớp phủ sứ trắng.

Đặc điểm 3 loại răng sứ kim loại phổ biến nhất năm 2016, bọc răng sứ kim loại có phần sườn bằng hợp kim hoặc kim loại quý.
+ Đặc điểm của từng loại răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại thông thường:
Ban đầu răng sứ kim loại thường khá giống với răng thật khi nhìn bằng mắt, giá trị thẩm mỹ đạt được cũng khá đáng kể. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của các loại axit có sẵn trong môi trường miệng oxy hóa các chuỗi protein bám trên răng sẽ gây ra hiện tượng: đổi màu răng và làm đen dần cổ răng khi phản ứng với phần khung sườn kim loại. Không chỉ gây đen viền nướu mà nếu có ánh sáng đi qua sẽ trông rất rõ ánh đen kim loại bên trong răng sứ, dễ bị phát hiện trồng răng giả. Tính oxy hóa kim loại cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng cho mô mềm trong miệng và gây đau đớn khi ăn nhai. Đây cũng là loại răng sứ có mức phí rẻ nhất.
Răng sứ quý kim:
Dòng răng sứ này có thể khắc phục được những nhược điểm của sứ kim loại như tính bền chắc, không kích ứng và gây đen cổ răng. Nhưng giá thành của chúng khá cao, khoảng 5 triệu đồng /1 răng(còn tùy giá quý kim trên thị trường), ngang với giá răng toàn sứ mà tính thẩm mỹ và chức năng thì không thể bằng.
Răng sứ hợp kim Titan:
Trong cấu tạo của răng sứ có chứa titan nên trọng lượng của răng nhẹ hơn so với bình thường nhưng lại chắc khỏe hơn. Chất liệu titan được chứng minh là có tính tương hợp sinh học tốt, ít kích ứng với cơ thể nên còn được sử dụng trong các dịch vụ nha khoa phức tạp khác liên quan đến giải phẫu như cấy ghép răng implant.
Bọc răng sứ Titan ban đầu cũng cho răng đẹp nhưng vì bản chất khung sườn vẫn là hợp kim kim loại nên chiếu quang vẫn thấy có ánh đen và lâu dài vẫn bị tác động của phản ứng oxy hóa làm đen viền nướu. So sánh với các loại răng sứ cao cấp khác thì sau một thời gian sử dụng, màu sắc của răng sứ titan có phần đục hơn, không tự nhiên như màu ngà răng thật. Tuy nhiên, đây vẫn là dòng răng sứ kim loại có nhiều ưu điểm nhất với mức chi phí trung bình.

+ Lựa chọn răng sứ phù hợp

Mỗi loại răng sứ có những ưu – nhược điểm riêng và phù hợp với từng trường hợp. Trước đây khi răng toàn sứ chưa ra đời thì răng sứ Titan là lựa chọn tối ưu nhất vì đây là dòng răng sứ có độ bền trung bình cao gấp 4 lần răng thường, giá trị thẩm mỹ cũng khá và tuổi thọ trung bình của răng từ 5-10 năm với mức giá hợp lý so với răng sứ quý kim.

Đối với răng sứ kim loại, hiện nay các nha sĩ thường khuyên dùng cho các trường hợp bọc răng sứ ở trẻ em khi muốn bảo vệ răng khỏi sâu nặng hơn. Khi các cháu thay răng sữa thì đồng thời loại bỏ luôn răng sữa. Đây là cách tiết kiệm chi phí hợp lý mà vẫn tận dụng được khoảng thời gian răng sứ kim loại giữ được vẻ thẩm mỹ của mình.

Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn thế nào trong các loại răng sứ, xin đừng ngại liên hệ với các trung tâm nha khoa lớn và uy tín để được tư vấn kỹ lưỡng hơn về làm răng thẩm mỹ. Cảm ơn và chúc bạn nhiều niềm vui!