Bọc răng sứ thẩm mỹ cho răng chết tủy, mẻ gãy và nhiễm màu.

*  Răng chết tủy có bọc răng sứ được không ?

    Khi răng bị chết tuỷ, vì không còn được máu nuôi dưỡng trực tiếp, răng trở nên rất giòn, dễ vỡ và tuổi thọ thấp. Vì vậy, để tăng độ bền của răng, chúng ta phải bảo vệ nó bằng một lớp răng sứ ở bên ngoài tức là bọc sứ. Hiện nay với phương pháp mài nhỏ răng bị chết tủy đi để bọc sứ lại là một phương pháp thực hiện đúng đắn và tiết kiệm chi phí.

                                        boc-rang-su-rang-chet-tuy-1

* Bọc răng sứ cho răng mẻ gãy.

Các trường hợp răng bị gãy bể gây mất thẩm mỹ cao là vùng răng trước làm bạn mất tự tin khi giao tiếp thì phương pháp bọc răng sứ là cứu cánh cho bạn.

                                          boc-rang-su-rang-chet-tuy-2

 

* Bọc răng sứ cho răng nhiễm màu

Có nhiều trường hợp sau thời gian sử dụng thuốc kháng sinh làm răng bị ngã vàng và không thể khôi phục độ trắng bằng các phương pháp tẩy trắng răng thì phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp phù hợp cho bạn.

                                             boc-rang-su-rang-nhiem-mau-1                                                                                                                              Bọc răng sứ cho răng nhiễm màu nặng

 

* Bọc răng sứ thẩm mỹ cho răng sâu

     Các trường hợp răng sâu nặng phải trám nhiều làm mất thẩm mỹ và làm răng dể bị bể khi răng đã lấy tủy do sâu răng thì phương pháp bọc răng sứ giúp bạn lấy lại hàm răng thẩm mỹ và vừa giúp bảo vệ chiếc răng sâu bằng lớp mão sứ bọc xung quanh.

                                           boc-su-cho-rang-sau-co-thuc-su-hieu-qua-khong-3

                                                                               Bọc răng sứ thẩm mỹ cho răng sâu

 

* Bọc răng sứ có thể gặp tai biến gì không ?

     Bọc răng sứ thẩm mỹ có thể bị một số tai biến: tủy răng không được xử lý tốt trước khi làm răng sứ. Thay vì bệnh nhân cần được lấy tủy nhưng bác sĩ  không lấy, cứ thế chụp răng sứ lên, khiến bệnh nhân bị ê buốt, có khi làm rò mủ ở vùng xương hàm.

Có bệnh nhân làm răng sứ xong khi nhai bị vướng, cộm, đau khớp ở thái dương hàm do người làm điều chỉnh khớp cắn không tốt. Có người bị nha chu nhưng người làm vẫn phục hình răng sứ trên đó, khiến bệnh nha chu tiếp tục phát triển dẫn đến hai trụ cầu răng bị lung lay. Về lâu dài, bệnh nhân có thể mất thêm hai chiếc răng thật hai bên.

Không ít trường hợp bị tình trạng mão sứ không khít sát với cùi răng đã mài để ôm vừa đúng đường viền nướu, hoặc dưới đường viền nướu nên không đạt yêu cầu thẩm mỹ, dễ bị sâu răng tái phát, hoặc gây hôi miệng do thức ăn bám đọng vào những khe giữa đường cổ răng của mão sứ với đường cổ răng thật của bệnh nhân.

Vì vậy để tránh những tai biến nêu trên các bạn nên tìm đến trung tâm nha khoa bọc răng thẩm mỹ tốt, uy tín cao vì ở đó có  đội ngũ bác sĩ nha khoa nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại để giúp các bạn làm răng sứ an toàn hơn.

       Làm một chiếc răng sứ thẩm mỹ không phải chuyện dễ, nó đòi hỏi tay nghề và y đức của bác sĩ răng hàm mặt là phải mài cùi răng cho đúng chỉ định, đúng chuẩn để đạt tính thẩm mỹ, độ dày cần thiết của lớp sứ sau này. Bác sĩ cũng là người quyết định chiếc răng bị mài có cần phải chữa tủy hay không. Đối với kỹ thuật viên, đòi hỏi tay nghề phải cao mới đắp sứ được khéo léo, đẹp theo yêu cầu bệnh nhân – phải đúng màu sắc với những chiếc răng thật còn lại.