Phương pháp trồng răng sứ 

trong-rang-su-1-nhakhoaapona
Hàm răng trắng đều sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình giao tiếp hàng ngày

1. Trồng răng sứ là gì?
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực nha khoa, các vấn đề về răng như nứt, vỡ, mất răng, răng không đều màu đều có thể được khắc phục băng các phương pháp phục hình hiện đại, giúp chúng ta tự tin hơn trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
Tùy theo các vấn đề mà răng gặp phải, nha sĩ sẽ sử dụng các phương pháp trồng răng sứ phù hợp (có thể cố định hoặc tháo lắp) để giúp người bệnh hài lòng nhất. Bởi vậy, sự tư vấn và định hướng của nha sĩ đóng vai trò quan trọng trong khám chữ bệnh, giúp người bệnh xác định được đâu là phương án tối ưu và lâu dài để duy trì chất lượng răng của mình.

2. Các loại răng sứ hiện nay?
Tùy theo từng trường hợp của răng mà từng đối tượng sẽ có cách trồng răng sứ khác nhau, bạn nên tham khảo kĩ thông tin và hỏi kĩ bác sĩ để chắc chắn rằng đâu là phương án tối ưu dành cho mình.

– Trường hợp còn răng:
Trong trường hợp còn răng và răng bạn gặp một số vấn đề như nứt, mẻ, răng không đều màu, mọc lệch, bác sĩ sẽ sử dụng răng thật của bạn nhưng mài đi cùi răng và chụp răng sứ lên. Chiếc răng sứ này chụp kín lên phẩn còn lại của răng thật, được dán cố định và có hình dạng như răng thật. Ví dụ, răng cần bọc là răng cửa thì lớp sứ bọc sẽ có hình dáng của chiếc răng cửa. Nếu răng cần bọc là răng hàm thì lớp vỏ sứ bọc phải có hình dáng của chiếc răng hàm.

– Trường hợp mất răng:
Đối với trường hợp bị mất một hoặc nhiều răng, tùy theo tình trạng sẽ có cách phương pháp phù hợp để trồng răng sứ. Có hai phương pháp được sử dụng trong trường hợp này:
+ Phương pháp hàm tháo lắp (hàm răng giả): với loại hàm này, bạn có thể tháo ra và gắn vào một cách dễ dàng, thường áp dụng cho những người mất nhiều răng
+ Phương pháp trồng cố định: có 2 lựa chọn cho bạn là làm cầu răng và gắn implant
Cầu răng: Cầu răng được dùng để lấp khoảng trống răng mất, trong trường hợp hai răng bên cạnh vẫn còn khỏe. Phương pháp này sẽ dùng 2 răng thật kế cận làm trụ cho răng bị mất ở giữa. Cầu răng bao gồm 2 mão răng ở 2 đầu khoảng mất răng và răng giả nằm giữa 2 mão này. 2 mão này được gắn trên răng trụ và phần răng giả được gọi là nhịp cầu.

trong-rang-su-2-nhakhoaapona

Hình ảnh mô phỏng cầu răng sứ

Implant: phương pháp này sử dụng một chân răng nhân tạo cấu tạo từ Titanium. Chân răng nhân tạo này có cấu trúc và vị trí nằm trong xương hàm tương đương như chân răng đã mất. Trụ titanium sẽ kết hợp vững chắc vào xương, đóng vai trò như một chân răng, sau đó gắn vào một mão răng sứ hoàn toàn giống chiếc răng thật bạn cần thay thế

trong-rang-su-3-nhakhoaapona

 Hình ảnh mô phỏng trồng răng Implant

2. Các ưu điểm của phương pháp trồng răng sứ
– Đảm bảo sự tự tin nhờ tính thẩm mỹ cao
Bởi vì sứ không kim loại đồng chất, có màu như màu ngà răng. Với nhiều dòng, độ thẩm mỹ khác nhau, cấp độ trắng đa dạng phù hợp với nhiều màu da và môi của nhiều người. Bởi vậy, việc sử dụng răng sứ không kim loại sẽ giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn để có được kết quả mỹ mãn nhất nhờ phục hình răng sứ thẩm mỹ mang lại.

– Ăn nhai như răng thật
Răng sứ với độ chịu lực cao hơn gấp 10 lần răng thật hoàn toàn có thể đảm bảo chức năng ăn nhai như răng thật.

– Không nguy hại với cơ thể
Bạn có thể yên tâm với việc trồng răng sứ bởi việc sử dụng sứ không kim loại chỉ có một thành phần đơn chất đã được chứng minh là không gây ra kích ứng đối với nướu, cạnh lưỡi và má. Răng sứ không bị ảnh hưởng trong môi trường axit và thành phần màu của thực phẩm, về cả màu sắc và thành phần cấu tạo. Răng sứ an toàn với cơ thể bạn.

– Kết quả lâu dài
Kết quả của răng sứ đã được rất nhiều người sử dụng trên khắp thế giới kiểm chứng. Vì chất lượng của răng sứ ngày càng cao không bị biến đổi về màu và thành phần cấu tạo, cùng với độ bền chắc tối đa, bởi vậy răng sứ có thể tồn tại hàng chục năm mà không xỉn màu, mòn mặt hay lung lay. Nếu bạn chọn nha khoa uy tín với trang thiết bị hiện đại, bác sĩ giỏi, kỹ thuật tốt, và bạn biết cách chăm sóc, răng sứ có thể tồn tại vĩnh viễn

3. Quy trình của phương pháp trồng răng sứ
Quy trình trồng răng sứ diễn ra theo các bước như sau:
Bước 1: Bạn sẽ gặp trực tiếp bác sĩ để được khám tổng quát về tình trạng răng cả bên trong và ngoài
Bước 2: Kiểm tra, chẩn đoán chi tiết
Bạn sẽ được lấy dấu mẫu hàm để bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng, từ đó xác định đúng phương pháp trồng răng sứ.
Bước 3: Với các trường hợp còn răng và mất răng, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp phù hợp. 
Việc mài cùi răng nếu có cần phải được tiến hành bởi một bác sĩ giỏi để đảm bảo đúng tỷ lệ thật chính xác vừa khít với trụ răng nhân tạo và không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Sau khi mài cùi răng, bạn sẽ được đeo răng tạm để đảm bảo ăn nhai và sinh hoạt.
Bước 4: Dấu hàm được gửi Labo để kỹ thuật viên chế tạo răng sứ.
Bước 5: Bác sĩ sẽ tiến hành lắp răng sứ vào cùi răng thật đã mài hoặc cắm ghép implant tùy theo chỉ định để hoàn thiện việc bọc răng sứ.
Bước 6: Tái khám, kiểm tra

 

3. Kết quả của phương pháp trồng răng sứ mang lại

trong-rang-su-4-nhakhoaapona

Trồng răng sứ sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều
 

4. Chăm sóc răng sứ sau khi trồng
Sau khi trồng răng sứ bạn lưu ý chế độ chăm sóc như sau:
– Trong vài giờ cho đến 24 giờ, phần nướu và răng của bạn sẽ hơi e buốt nhưng bạn không cần phải lo lắng, bởi vì tình trạng này sẽ biến mất nhanh chóng
– Bạn nên cân bằng hai bên hàm khi nhai và hạn chế các loại thức ăn nóng, cứng, nhiều phẩm màu trong giai đoạn đầu
– Răng sẽ dễ bị xỉn màu và gây ra các bệnh về răng miệng nếu bạn sử dụng nhiều các thực phẩm chứa nhiều đường hoặt nhiều chất kích thích như cà phê, thuốc lá
– Nên chải răng nhẹ nhàng kết hợp sử dụng chỉ nha khoa trong thời gian đầu
– Chải răng bằng bàn chải lông mềm và chải răng 2 lần/ngày
– Theo dõi tình trạng răng miệng bằng cách khám răng định kì 6 tháng/lần.