Tìm hiểu về trám răng thẩm mỹ

Trám răng thẩm mỹ đang được nhắc đến như là một phương pháp điều trị nha khoa phổ biến, đơn giản và hiệu quả cho những người đang gặp vấn đề về răng miệng như răng sứt, mẻ, răng sâu,… Tuy nhiên, các thông tin khác nhau trên mạng đôi khi lại gây lúng túng cho những người muốn tiếp cận phương pháp này. Bài viết này sẽ tổng hợp về phương pháp trám răng thẩm mỹ một cách khái quát và chính xác để bạn có thể tham khảo và xác định được giải pháp nha khoa mình cần.

Trám răng là giải pháp nha khoa hiệu quả để lấy lại sự tự tin cho bạnTrám răng là giải pháp nha khoa hiệu quả để lấy lại sự tự tin cho bạn

 

Thế nào là trám răng thẩm mỹ?

Trám răng là phương pháp được sử dụng để giúp lấy lại các chức năng và hình dáng của răng thông qua chất liệu trám nhân tạo. Nhờ sự phát triền trong ngành nha khoa mà các nguyên liệu trám ngày càng đa dạng, với chất liệu và màu sắc như răng thật nên phương pháp này được gọi là trám răng thẩm mỹ.

Vì trám răng thẩm mỹ mang lại kết quả thẩm mỹ rất cao và không quá phức tạp nên ngày càng nhiều người tiếp cận và sử dụng phương pháp này.

Vết trám răng trông hoàn toàn tự nhiên

                            Vết trám răng trông hoàn toàn tự nhiên

 

Đối tượng của trám răng thẩm mỹ

Các trường hợp nên sử dụng phương pháp trám răng để khắc phục các nhược điểm của răng.

– Thân răng bị sứt mẻ, vỡ do tai nạn, va chạm

– Viêm tủy khiến răng bị hư tổn

– Sâu răng và phòng ngừa sâu răng

– Răng bị thưa mức độ nhỏ

– Chân răng bị đen

– Mòn cổ chân răng

Tùy mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị, cách trám răng hay vật liệu trám phù hợp với tình trạng răng của bạn.

 

Có những phương pháp trám răng nào?

Có hai loại trám răng là trám răng điều trị và trám răng phòng ngừa.

– Trám răng điều trị: là phương pháp trám răng để khắc phục một số tình trạng của răng như răng sứt, mẻ, mòn thân răng, đen chân răng, các vấn đề về sâu răng,… Bác sĩ sẽ quyết định có trám hay không dựa theo mức độ vững chắc còn lại của răng.​Trám răng rất hữu ích với những người đang bị sâu răng                                                  Trám răng rất hữu ích với những người đang bị sâu răng

 

– Trám răng phòng ngừa: răng bạn không xuất hiện nhiều vấn đề tuy nhiên bạn muốn bảo vệ răng khỏi nguy cơ sâu răng. Lúc này bác sĩ sẽ phủ một lớp vật liệu mỏng lên răng có tác dụng bảo vệ khỏi sự xâm lấn của vi khuẩn, phá hủy men răng gây sâu răng.

Trám răng giúp giảm hẳn nguy cơ sâu răngTrám răng giúp giảm hẳn nguy cơ sâu răng

 

Có những kỹ thuật trám răng nào?

Có hai kỹ thuật trám răng cơ bản mà bác sĩ thường áp dụng: trám răng trực tiếp và trám răng gián tiếp.

– Trám răng trực tiếp: Sau khi xác định tình trạng của răng, bác sĩ sẽ tiến hành chồng các lớp trám trực tiếp lên răng bệnh nhân.​

Trám răng trực tiếp                                                                            Trám răng trực tiếp

 

– Trám răng gián tiếp: cách này sử dụng cho các trường hợp răng bị sứt mẻ cần vết trám với hình dạng chính xác như răng thật (chủ yếu sử dụng cho răng trước), lúc này bác sĩ sẽ lấy dấu răng bệnh nhân và đúc sẵn miếng trám ở ngoài rồi mới gắn vào răng. Kỹ thuật này còn được gọi là inlay hay onlay.

Trám răng gián tiếp (Inlay/ Onlay)Trám răng gián tiếp (Inlay/ Onlay)

 

Có những loại vật liệu trám răng nào?

– Vật liệu trám Amalgam:

Đây là loại vật liệu đã được sử dụng hơn 100 năm nay, chất liệu truyền thống tạo nên từ các kim loại như thủy ngân, đồng, bạc,… Amalgam trám trên răng có màu bạc.

Tuy có màu sắc không giống với răng thật, chỉ để trám cái răng mặt hàm, tuy nhiên độ bền và độ cứng của kim loại giúp răng thực hiện chức năng ăn, nhai khá tốt. Tuy nhiên vì yếu tố thẩm mỹ mà vật liệu Amalgam hiện không còn được ưa chuộng nhiều trên thị trường.

Vì không có màu sắc giống răng thật nên Amalgam chủ yếu sử dụng cho răng hàm Vì không có màu sắc giống răng thật nên Amalgam chủ yếu sử dụng cho răng hàm

 

– Chất liệu kim loại quý

Các chất liệu thường được sử dụng là vàng, bạc, đồng. Những vật liệu này có độ cứng cao tuy nhiên màu sắc khá khác biệt với răng nên thường sử dụng cho răng hàm.​
Kim loại quý cũng chủ yếu sử dụng để trám răng hàm                                 Kim loại quý cũng chủ yếu sử dụng để trám răng hàm

 

– Vật liệu Composite

Đây là loại vật liệu có tình dẻo, có độ dính cao để dính phần trám và răng thật tốt hơn, tuy nhiên loại vật liệu này chỉ hợp để trám các răng mặt trước, đối với răng hàm, độ cứng, độ chịu lực không bằng chất liệu Amalgam.

tram-rang-nha-khoa-apona-2                            Trám răng bằng composite

– Vật liệu sứ:

Độ cứng của vật liệu sứ rất phù hợp với các miếng trám lớn, trám răng sâu, răng viêm tủy. Tuy nhiên, sứ lại không thích hợp với trám răng cửa.​

Các vết trám được tại hình khéo léo trông như răng thật                            Các vết trám lớn sử dụng nguyên liệu sứ

 

Quy trình trám răng thẩm mỹ

Bước 1: Đầu tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát tình trạng răng của bệnh nhân, tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim 2D, 3D hay các xét nghiệm cần thiết để lựa chọn cách trám phù hợp

– Bước 2: Một loại dung dịch axit nồng độ thấp sẽ được bôi lên chỗ răng cần phục hồi

– Bước 3: Phủ lớp keo tạo độ dính

– Bước 4: Các lớp trám sẽ được thực hiện từng lớp mỏng, tùy theo độ nông sâu của khoảng cần trám; chỉnh sửa miếng trám theo hình dạng của răng

– Bước 5: Chiếu đèn quang trùng hợp để vết trám và răng trở nên đồng nhất

– Bước 6: Làm nhẵn và đánh bóng bề mặt để giữ độ bền

– Bước 7: Khám và theo dõi kết quả.​
                                                                                  tram-rang-nha-khoa-apona-16                       Các bước trám răng

Cách chăm sóc răng sau khi trám

Trải qua thời gian, các vết trám dần lệch màu với răng là điều không tránh khỏi, bởi vậy việc bảo vệ răng miệng là điều rất cần thiết.

Bạn lưu ý, sau khi vừa trám răng, nên hạn chế ăn uống trong vài giờ đầu để bảo vệ miếng trám, và trong thời gian đầu không nên ăn những loại thức ăn cứng quá hay dẻo quá cũng khiến miếng trám dễ mất hình dạng ban đầu.

 

Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng cũng rất cần thiết, kết hợp đánh răng, chỉ nha khoa, nước súc miệng, và đừng quên, khám răng định kỳ mỗi sáu tháng để răng miệng luôn khỏe mạnh​.