Tại các nước phát triển, việc trám răng phòng ngừa sâu răng, nhất là với trẻ em đã trở thành một phương pháp được áp dụng rất nhiều vì tính hiệu quả và đơn giản của nó. Và tại Việt nam hiện nay, trám răng cũng đang dần trở nên phổ biến đối với cả người lớn và trẻ em.
1. Nguy cơ sâu răng với từng đối tượng
– Đối với trẻ em:
Trẻ em là đối tượng dễ mắc sâu răng bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Các loại kẹo, bánh ngọt, nước có gas,… ảnh hưởng rất nhiều đến lớp men răng còn yếu. Nhất là với các em độ tuổi 6-12, thường răng cối lớn số 6 và số 7 đã mọc, những răng này nằm phía trong cùng, nhiều hố rãnh, đảm nhiệm chức năng nhai quan trọng, nên việc vệ sinh không được chú ý nhiều và dễ xuất hiện mảng bám gây sâu răng.
Trẻ em có nguy cơ cao bị sâu răng nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách
– Đối với người lớn
Khuôn hàm nhiều răng với những răng hàm nằm sâu bên trong, đôi khi không được vệ sinh kĩ khiến các mảng bám tích tụ lâu ngày gây sâu răng. Đối với người lớn, đôi khi các vấn đề về răng không được chú ý khiến sâu răng phát triển và gây nên tác hại rất lớn.
2. Quy trình trám răng ngừa sâu răng
Bạn có thể hiểu quy trình này như việc bọc một lớp bảo vệ lên trên răng bạn, nhất là răng hàm và ở các rãnh răng để bảo vệ răng, men răng trước các tác nhân gây sâu răng.
Quy trình này được bác sĩ thực hiện theo 5 bước:
– Bước 1: Làm sạch bề mặt, rãnh trên răng bằng chổi nha khoa chuyên dụng và bột đánh bóng
– Bước 2: Bề mặt trám được xử lí bằng dung dịch để tăng độ bám dính
– Bước 3: Vật liệu trám được quét từng lớp lên bề mặt trám
– Bước 4: Chiếu đèn chiếu đèn laser hoặc halogen giúp đông vết trám, bước này được kết hợp cùng bước 3 để tạo nên lớp trám hoàn thiện nhất
– Bước 5: Kiểm tra và chỉnh sửa hình dáng của vết trám để trông tự nhiên và không gây khó chịu cho bệnh nhân
Các bước trám răng
3. Tác dụng của trám răng ngừa sâu răng
Tỉ lệ sâu răng mặt nhai chiếm gần 90% các trường hợp sâu răng, bởi vậy nếu biết áp dụng phương pháp trám răng sớm sẽ mang lại rất nhiều tác dụng
– Răng sau khi được trám sẽ có bề mặt khá phẳng và trơn láng hơn, điều này làm giảm nguy cơ bám lại thức ăn
– Bảo vệ bề mặt răng được trám không bị sâu
– Tình trạng mòn men răng được hạn chế
– Việc vệ sinh răng miệng dễ dàng và hiệu quả hơn
Trám răng giúp giảm hẳn nguy cơ sâu răng
4. Sau khi trám răng cần lưu ý
– Không ăn uống vài tiếng sau khi trám răng
– Trong thời gian đầu nên hạn chế các loại thức ăn cứng và quá dẻo
– Nên chú ý chăm sóc răng miệng kĩ như đánh răng, dùng chỉ nha khoa, súc miệng thường xuyên
– Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kì để hạn chế các nguy cơ về răng miệng.
Chăm sóc răng miệng là bước cực kì quan trọng để giúp răng miệng luôn khỏe mạnh
Và để quy trình trám răng hiệu quả và có tác dụng lâu dài, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ lành nghề, chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại và được tư vấn kĩ trước khi thực hiện.