I. Nguyên nhân mất răng vĩnh viễn ở người trưởng thành
Người trưởng thành với hàm răng bình thường có từ 28 đến 32 chiếc răng. Trong trường hợp mất răng dù ở vị trí nào cũng khiến các chức năng của răng miệng như nhai, cắn bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nó còn gây mất thẩm mỹ và khiến bạn mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày.
Mất răng sẽ khiến bạn mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày
Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ các bệnh đến từ thân răng như bệnh lí về sâu răng, mòn răng, mẻ răng, vỡ răng; các bệnh nha chu quanh răng như tiêu xương ổ răng, răng lung lay cấp độ IV. Ngoài ra, mất răng còn đến từ các nguyên nhân bất khả kháng như thiếu răng bẩm sinh, chấn thương, bệnh tiểu đường. Kết quả, răng người bệnh sẽ tự rụng khỏi hàm hoặc phải nhổ răng.
Tình trạng mất răng diễn ra ở giai đoạn đầu ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng nhai nuốt của răng. Nếu răng mất là răng cửa, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp hằng ngày, nếu mất các răng hàm, không chỉ mất chức năng nhai nuốt của răng này mà còn răng đối diện, vì hai răng không tạo được lực cắn lúc nhai.
II. Hậu quả của việc mất răng
Nhiều người chưa nhận thức được tác hại của việc mất răng đối với cuộc sống. Nếu răng bị mất lâu ngày mà không có biện pháp chữa trị kịp thời thì hậu quả nghiệm trọng hơn nhiều so với tưởng tượng của bạn đấy.
1. Ảnh hưởng đến chức năng nhai
Những thức ăn cứng, dai, không được răng nhai kỹ sẽ gây ảnh hưởng đến đường ruột, dạ dày. Nhất là khi bạn mất răng hàm, chức năng nhai một bên sẽ giảm rõ rệt khiến bạn khá bất tiện trong ăn uống.
2. Khớp cắn bị xáo trộn
Thiếu mất một răng khiến các răng bên cạnh xê dịch vào khoảng trống của răng mất, các răng hàm đối diện cũng sẽ bị ảnh hưởng như có thể bị trồi lên hoặc tụt xuống. Nếu điều này kéo dài sẽ khiến các khớp cắn bị thay đổi và hình dáng khuôn mặt cũng bị ảnh hưởng.
Răng có xu hướng nghiêng về phía khoảng trống do răng mất tạo thành
3. Tiêu xương
Đây là một ảnh hưởng xấu nhất đến khuôn mặt khi xương ổ của răng bắt đầu tiêu dần sau khi bị mất răng. Khuôn mặt sẽ thay đổi kích thướng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
4. Lão hóa sớm
Bởi vì xương hàm có tác dụng nâng đỡ khuôn mặt. Bạn sẽ trông già hơn tuổi thật khi mất răng, vì răng hàm nâng đỡ khuôn mặt, khi mất răng, hai má sẽ hóp vào, da mặt bị chảy xệ, vùng da quanh miệng cũng xuất hiện các nếp nhăn.
5. Ảnh hưởng đến phát âm
Ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất là bạn dễ bị ngọng do tác động của môi – răng – lưỡi không còn nhịp nhàng như trước (trường hợp mất răng cửa). Điều này sẽ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp.
Tiêu xương làm khuôn mặt bạn trông già hơn
III. Giải pháp cho người mất răng
Bạn nên đến các trung tâm Nha khoa uy tín để được khám bệnh ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hàng xét nghiệm, chụp phim, khám tổng quát răng và đưa ra những phương thức điều trị phù hợp, cách thức tiến hành, giá cả để bạn lựa chọn. Ngoài ra, các bệnh lí về răng miệng như sâu răng cũng sẽ được khám và tư vấn điều trị.
Và để đảm chức năng nhai và chức năng thẩm mỹ, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các phương pháp làm răng giả để khắc phục các khuyết điểm. Việc sử dụng loại hình nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng, nhu cầu và kinh tế của bạn.
Trồng răng giả sẽ khiến bạn tự tin hơn rất nhiều
III. Các cách làm răng giả
Có 3 cách để phục hình hoặc thay mới răng bị mất, thường phụ thuộc vào số lượng răng bị mất và vị trí của răng.
1. Làm hàm giả tháo lắp: đây là phương pháp dùng hàm răng giả tháo lắp trên nền hàm nhựa hoặc nền khung kim loại với các lựa chọn về chất liệu nền hàm.
+ Nhựa cứng tháo lắp
+ Nhựa dẻo tháo lắp
+ Hàm khung tháo lắp
Hàm nhựa tháo lắp
Hàm tháo lắp khung kim loại
Sau khi lựa chọn chất liệu cho nền hàm còn có thể lựa chọn thêm các chất liệu cho răng trên nền hàm:
+ Răng sứ
+ Răng nhựa
Ưu điểm: Giá thành khá rẻ, không cần phải can thiệp phẫu thuật, hoàn thành nhanh chỉ sau 1-2 lần hẹn.
Nhược điểm:
– Về chức năng: vì hàm không cố định nên lúc nhai không cố định, có thể hơi lung lay; do hàm nhựa che chắn sự tiếp xúc giữa niêm mạc với thức ăn, nên làm giảm sự nhạy cảm với thức ăn, lớp hàm dày cản trở phát âm của lưỡi
– Về thẩm mỹ: với hàm có móc kim loại, đôi khi bị lộ móc giữ răng
– Về độ bền: vì phải tháo ra để vệ sinh nên có thể bị rơi, gãy, biến dạng hoặc thất lạc
2. Làm cầu răng sứ:
Một cầu răng sứ gồm 3 răng
Một cầu răng sứ sẽ bao gồm ít nhất 3 chiếc răng sứ, bạn cũng có thể lựa chọn loại lõi tùy theo nhu cầu:
– Răng sứ lõi hợp kim Cr – Ni
– Răng sứ lõi Titannium
– Răng sứ toàn sứ phi kim loại
Ưu điểm:
Răng gắn chặt với độ bền, hình dáng, chức năng và cách chăm sóc như răng thật. Chi phí khá hợp lí với nhiều người. Chỉ cần với 2-3 lần hẹn, mỗi lần cách từ 2-3 ngày là bạn đã có thể sở hữu một hàm răng đẹp.
Nhược điểm:
Để làm cầu răng cần phải mài hai răng bên cạnh để trụ nên cần răng hai bên khỏe mạnh. Và vì hai răng bên cạnh phải chịu lực cho ba răng nên tuổi thọ hai răng mang cầu bị ngắn hơn so với răng độc lập.
Thường có cấu trúc 2 răng làm việc cho 3 răng nên tuổi thọ của hai răng mang cầu sẽ bị ngắn hơn so với các răng đứng độc lập.
Sau một thời gian sẽ xuất hiện hiện tượng gầm cầu do hai răng trụ bị yếu khiến cầu răng sứ bị trồi lên.
3. Làm răng cấy ghép implant nha khoa
Phương pháp này người bệnh sẽ được cắm một trụ implant cố định vào xương hàm, sau đó gắn răng sứ lên trụ implant. Đây có thể xem là phương pháp tối ưu để khôi phục răng đã mất về cả chức năng sinh học, chức năng thẩm mỹ hay độ lâu dài.
Trồng răng sứ implant
Ưu điểm:
Không cần mài răng, không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, răng giống hệt răng thật, không xuất hiện gầm cầu như cầu răng.
Ngoài ra, tuổi thọ của răng implant rất cao nếu biết chăm sóc đúng cách.
Nhược điểm:
Đây là phương pháp có chi phí cao nhất trong tất cả các loại.
Để làm được trụ implant thì phần răng bị mất phải chưa bị tiêu xương, nếu đã bị tiêu xương thì cần trải qua một số phẫu thuật ghép xương.
Phương pháp này có thời gian điều trị lâu, từ 1-3 tháng kể từ lúc bắt đầu cấy ghép Implant tùy thuộc vào các chỉ số của răng, hàm. Mỗi bệnh nhân sẽ được điều trị một cách phù hợp với tình trạng của mình để có được chiếc răng giả vừa ý nhất.
Mỗi phương pháp trồng răng giả đều tồn tại ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên chúng tôi khuyên các bạn nên đọc kĩ các thông tin, gọi điện và tìm đến các nha khoa uy tín để nhận được sự tư vấn và điều trị hữu hiệu nhất từ bác sĩ. Vì nụ cười là một tài sản quý giá, hãy giữ gìn nó.